Thuế nhà đất sẽ bị ảnh hưởng như thế nào sau ngày 1/7/2025? Đâu là thay đổi đáng chú ý và đâu là điều người dân cần lưu ý? Tường Phát Land mời bạn đọc bài viết để hiểu rõ hơn về thuế nhà đất trong giai đoạn mới!

1. Thuế nhà đất là gì?

Thuế nhà đất là gì?
Thuế nhà đất là gì?

Thuế nhà đất là loại thuế phát sinh khi cá nhân hoặc tổ chức có quyền sử dụng đất hoặc sở hữu công trình gắn liền với đất. Khoản thu này thể hiện nghĩa vụ tài chính bắt buộc đối với Nhà nước và được áp dụng trên các loại đất như đất ở, đất xây dựng nhà ở hoặc công trình phi nông nghiệp.

Đối tượng phải nộp Thuế nhà đất là người sử dụng đất hợp pháp, bao gồm cả cá nhân và tổ chức đang khai thác, sử dụng hoặc sở hữu đất theo quy định của pháp luật. Đây là một trong những nghĩa vụ thường xuyên gắn liền với quyền sử dụng đất tại Việt Nam.

2. Từ 63 còn 34 – Bước ngoặt hành chính lớn từ ngày 1/7/2025

Từ 63 còn 34 tỉnh thành từ 1/7/2025
Từ 63 còn 34 tỉnh thành từ 1/7/2025

Theo Quyết định 759/QĐ-TTg ngày 14/4/2025, căn cứ Nghị quyết 60-NQ/TW ngày 12/4/2025 của Hội nghị Trung ương 11 (Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII), Thủ tướng Chính phủ đã chính thức phê duyệt phương án sắp xếp lại 52 đơn vị hành chính cấp tỉnh. Theo phương án này, kể từ ngày 1/7/2025, đề án sáp nhập tỉnh chính thức có hiệu lực trên toàn quốc. Việt Nam sẽ chuyển từ 63 tỉnh thành chỉ còn 34 tỉnh thành phố.

Mặc dù mục tiêu chính của đề án là tinh gọn bộ máy và nâng cao hiệu quả quản trị, nhưng trên thực tế, điều này cũng đặt ra nhiều thay đổi liên quan đến quản lý thuế, đặc biệt là thuế nhà đất. Cụ thể, sau khi các tỉnh sáp nhập, bảng giá đất, thẩm quyền xử lý hồ sơ, địa chỉ nộp thuế, quy trình kê khai và xác định nghĩa vụ tài chính về bất động sản đều có thể thay đổi tùy theo tỉnh mới. Do đó, việc hiểu rõ bối cảnh và chuẩn bị thích ứng từ sớm là điều cần thiết!

3. Thuế nhà đất thay đổi gì sau khi sáp nhập tỉnh 1/7/2025

Sáp nhập tỉnh không làm thay đổi giá trị pháp lý của Sổ hồng
Sáp nhập tỉnh không làm thay đổi giá trị pháp lý của Sổ hồng

Nhiều người dân đặt ra câu hỏi liệu việc sáp nhập các tỉnh vào thành phố trực thuộc Trung ương có ảnh hưởng đến Thuế nhà đất hay không. Chẳng hạn, nếu một địa phương như Bình Dương được sáp nhập vào TP.HCM, liệu bảng giá đất mới (vốn cao hơn đáng kể) có được áp dụng ngay, kéo theo Thuế nhà đất tăng lên?

——————–

Điều 159. Bảng giá đất

  1. Bảng giá đất được xây dựng theo khu vực, vị trí. Đối với khu vực có bản đồ địa chính số và cơ sở dữ liệu giá đất thì xây dựng bảng giá đất đến từng thửa đất trên cơ sở vùng giá trị, thửa đất chuẩn.
  2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng, trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định bảng giá đất lần đầu để công bố và áp dụng từ ngày 01 tháng 01 năm 2026. Hằng năm, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung bảng giá đất để công bố và áp dụng từ ngày 01 tháng 01 của năm tiếp theo.

Trường hợp cần thiết phải điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung bảng giá đất trong năm, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định.

——————–

Như vậy, theo quy định này thì việc sáp nhập chưa làm thay đổi thuế nhà đất ngay lập tức. Trong thời gian hiện tại, địa phương sáp nhập vẫn dùng bảng giá đất cũ đã ban hành. Chỉ khi có quyết định điều chỉnh mới từ UBND cấp tỉnh thì bảng giá đất mới có thể được thay thế.

Từ ngày 01/01/2026, theo Điều 159 Luật Đất đai 2024, các tỉnh, thành sẽ xây dựng và ban hành bảng giá đất mới hằng năm, áp dụng từ ngày 01/01 mỗi năm. Nếu có sáp nhập hoặc quy hoạch mới, giá đất có thể tăng hoặc giảm tùy tình hình thực tế, hạ tầng và nhu cầu đầu tư tại khu vực.

Bảng giá đất không chỉ mang tính tham khảo, mà còn là căn cứ pháp lý để tính toán nhiều khoản nghĩa vụ tài chính về đất đai. Cụ thể:

  • Tiền sử dụng đất khi chuyển mục đích sử dụng
  • Lệ phí trước bạ khi cấp sổ hoặc sang tên
  • Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng tài sản

Tất cả đều được tính theo giá đất tại thời điểm làm thủ tục, căn cứ vào bảng giá do tỉnh ban hành. Do đó, nếu bảng giá đất tăng thì Thuế nhà đất sẽ tăng theo, đặc biệt tại các khu vực mới sáp nhập hoặc có quy hoạch đô thị hóa, khiến chi phí làm sổ đỏ hoặc sang nhượng nhà đất của người dân cũng tăng đáng kể.

Một điểm đáng lưu ý là việc sáp nhập tỉnh không làm thay đổi giá trị pháp lý của Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã được cấp. Bạn không cần phải đổi lại sổ đỏ, trừ khi có nhu cầu thay đổi thông tin cá nhân, tách thửa, sang tên hoặc chuyển mục đích sử dụng.

Xem thêm: TPHCM còn 102 phường xã sau khi sáp nhập

4. (Cập nhật mới nhất) Cách tính thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản 

Tính thuế nhà đất đơn giản
Tính thuế nhà đất đơn giản

Theo quy định tại khoản 2, 3, 4 Điều 12 Thông tư 111/2013/TT-BTC, được sửa đổi, bổ sung bởi Điều 17 Thông tư 92/2015/TT-BTC, chúng ta có thể tính thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản như sau:

Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = Giá chuyển nhượng x Thuế suất 2%

Giá chuyển nhượng là mức giá ghi trong hợp đồng chuyển nhượng, nhưng không được thấp hơn bảng giá đất do UBND cấp tỉnh ban hành tại thời điểm giao dịch. Trường hợp giá trên hợp đồng thấp hơn giá đất do nhà nước quy định, thì cơ quan thuế sẽ lấy theo giá trong bảng giá đất để tính thuế. Nếu tài sản chuyển nhượng là đồng sở hữu như vợ chồng, anh em hoặc nhiều người cùng đứng tên, thì nghĩa vụ thuế được chia theo tỷ lệ sở hữu của từng người.

Nếu có thay đổi người dân sẽ được thông báo 
Nếu có thay đổi người dân sẽ được thông báo – Thứ trưởng Bộ Công an Nguyễn Văn Long

Cập nhật chính sách thuế nhà đất sau khi sáp nhập sẽ giúp người dân và nhà đầu tư chủ động hơn trong các giao dịch. Nhìn chung không phải mọi thay đổi đều đến ngay sau sáp nhập, nhưng thuế nhà đất chắc chắn sẽ là lĩnh vực chịu tác động trong tương lai gần. Hãy cùng Tường Phát Land cập nhật những chuyển biến tiếp theo qua các bài viết sau nhé!

Thông tin liên hệ Tường Phát LAND:

Hotline: 0909.61.45.69 

Website: https://tuongphatland.com/ 

Fanpage: https://www.facebook.com/tuongphatland 

Youtube: https://www.youtube.com/@tuongphatland