“Cứ nơi nào có cầu, nơi đó bất động sản sẽ tăng giá” – quy luật này một lần nữa đang được tái hiện ở Thủ Thiêm, nơi cây cầu đi bộ vượt sông Sài Gòn sắp trở thành biểu tượng giao thông – văn hóa – du lịch mới của TP.HCM.

Cầu đi bộ vượt qua sông Sài Gòn có tổng mức đầu tư lên đến 1000 tỷ đồng dự kiến sẽ hoàn thành trong vòng 1 năm và sẽ khánh thành, đưa vào sử dụng đúng dịp lễ 30/4/2026.

Đây là một công trình giao thông mang tính chiến lược, biểu tượng mới của TP.HCM, để chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), là đánh dấu bước chuyển mình mạnh mẽ trong quá trình phát triển đô thị hiện đại của thành phố mang tên Bác. 

Dự án này sẽ kết nối quận 1 với đô thị mới Thủ Thiêm (Thành phố Thủ Đức), do do Công ty CP Thực phẩm Dinh dưỡng Nutifood tài trợ, với tổng chiều dài lên tới 261 mét, tạo ra một không gian công cộng độc đáo, đồng thời góp phần nâng cao giá trị bất động sản tại Thủ Thiêm.

Đây không chỉ là một công trình hạ tầng – mà là “đòn bẩy vàng” giúp bất động sản Thủ Thiêm bứt phá toàn diện, từ giá trị, tiềm năng cho đến tính thanh khoản.

Vậy những lợi ích cụ thể nào đang chờ đón thị trường Bất động sản Thủ Thiêm khi cầu đi bộ đi vào hoạt động? Hãy cùng Tường Phát Land phân tích sâu hơn.

1. Bất động sản Thủ Thiêm tăng mạnh nhờ hạ tầng phát triển

Khu đô thị Thủ Thiêm vốn đã là vùng đất “vàng” khi quy tụ các ông lớn bất động sản với hàng loạt dự án cao cấp như:

Empire City – Keppel Land (Singapore) phát triển, tổ hợp siêu sang view Bitexco
The Metropole Thủ Thiêm – biểu tượng mới của phong cách sống Pháp-Việt
– Sala – Sarimi – khu đô thị sinh thái cao cấp của Đại Quang Minh

Các công trình như cầu Thủ Thiêm 1, Thủ Thiêm 2, hầm vượt sông Sài Gòn trong quá khứ đã tạo ra làn sóng tăng giá đáng kể cho thị trường khu vực. Dưới đây là dữ liệu thống kê:

Tăng giá bất động sản Thủ Thiêm (Nguồn: Savills Vietnam, báo cáo quý II/2023)

Dự án Giá BĐS năm 2020

(trước cầu Thủ Thiêm 2)

Giá BĐS năm 2023

(sau khi cầu khánh thành)

Tăng trưởng
Empire City 115 triệu/m² 150 – 165 triệu/m² +35%
Metropole Thủ Thiêm 120 triệu/m² 165 – 185 triệu/m² +40–45%
Sala Sarimi 105 – 110 triệu/m² 145 – 155 triệu/m² +35 – 40%

* Lưu ý: Tất cả các mức giá đều là giá bán thứ cấp trên thị trường, chưa bao gồm VAT, được khảo sát từ các sàn phân phối lớn tại TP.HCM (Savills, Rever, Batdongsan.com.vn).

Và đó mới chỉ là những cây cầu dành cho xe cơ giới. Với cầu đi bộ mang tính biểu tượng, tiềm năng tăng giá có thể cao hơn cả, nhờ yếu tố du lịch – kiến trúc – trải nghiệm.

2. Tăng giá trị – tăng thanh khoản – tăng cơ hội đầu tư khi cầu đi bộ vượt sông Sài Gòn hoàn thành 

  • Gia tăng giá trị tài sản: Không chỉ cư dân, các nhà đầu tư ngắn và dài hạn đều sẽ hưởng lợi lớn. Những căn hộ sở hữu vị trí hướng cầu – view sông – gần trục kết nối cầu bộ hành sẽ trở thành hàng hiếm, giá trị sinh lời cao.
  • Tăng thanh khoản bất động sản: Khả năng di chuyển dễ dàng, thuận tiện đi bộ sang Quận 1 giúp dòng khách hàng làm việc tại trung tâm thành phố lựa chọn an cư tại Thủ Thiêm nhiều hơn, kéo theo nhu cầu mua bán và cho thuê tăng.
  • Kích hoạt đầu tư thứ cấp: Các căn hộ cao cấp sẽ không chỉ để ở mà trở thành công cụ khai thác lợi nhuận thông qua dịch vụ lưu trú, homestay, văn phòng cho thuê cao cấp hoặc F&B view cầu bộ hành.
Hình ảnh cầu vào ban đêm
Hình ảnh cầu vào ban đêm

3. Kết nối và nâng cao hệ thống giao thông khu vực

Ngày nay, việc di chuyển giữa hai khu vực Thủ Thiêm và Quận 1 thì sẽ  chủ yếu phụ thuộc vào các cây cầu và hầm dành cho xe cơ giới, vốn dễ dàng gây tắc nghẽn vào giờ cao điểm.

Theo thống kê từ Sở Giao thông Vận tải TP.HCM, các tuyến đường như cầu Thủ Thiêm, hầm Thủ Thiêm đang phải chịu sức tải lớn với mật độ giao thông cao, gây tắc nghẽn nghiêm trọng.

Một trong những lợi ích lớn nhất mà cầu đi bộ vượt sông Sài gòn mang lại đó chính là kết nối giao thông giữa quận 1 và Thủ Thiêm, giảm tải lưu lượng giao thông cho các tuyến đường chính mà còn tạo ra một phương tiện di chuyển mới cho cư dân, du khách và các nhóm người tham quan.

Với vị trí chiến lược, đắc địa nằm ở phía Đông sông Sài Gòn, đối diện khu trung tâm hiện hữu của TPHCM, nơi đây được quy hoạch bài bản, đồng bộ và kỳ vọng trở thành một Trung tâm tài chính, thương mại và dịch vụ quốc tế, bổ sung và gia tăng chức năng cho khu trung tâm lịch sử của TPHCM.

Xung quanh các khu vực này, có các khu công viên, khu vui chơi và các dự án bất động sản cao cấp, khu đô thị mới Thủ Thiêm sẽ trở thành điểm đến hấp dẫn cho cả người mua nhà và các nhà đầu tư bất động sản, là khu vực lý tưởng để phát triển các dịch vụ thương mại, nhà hàng, khách sạn và khu giải trí.

  • Empire City (Keppel Land): Dự án hiếm hoi có mặt tiền giáp sông, nằm cạnh chân cầu bộ hành 
  • The Metropole Thủ Thiêm (SonKim Land): Chỉ cách điểm đầu cầu 2 phút đi bộ 
  • Sala – Sarimi (Đại Quang Minh): Gần trục Nguyễn Cơ Thạch, kết nối trực tiếp quảng trường trung tâm

Ngoài ra, cầu đi bộ vượt sông Sài Gòn sẽ mang lại một không gian thuận tiện cho người dân, đặc biệt là những người sinh sống tại khu đô thị mới Thủ Thiêm, tiết kiệm thời gian và tận hưởng không gian công cộng rộng mở mà trước đây chỉ có thể di chuyển bằng phương tiện cơ giới.

Khi có không gian riêng dành cho người đi bộ, còn khuyến khích thói quen đi bộ, tạo môi trường sống lành mạnh cho người dân nữa đấy! 

Vị trí đắc địa của cầu đi bộ vượt sông Sài Gòn
Vị trí đắc địa của cầu đi bộ vượt sông Sài Gòn

4. Kiến trúc độc đáo, ấn tượng, thu hút – “điểm nhấn biểu tượng” nâng tầm bất động sản

Theo báo cáo CBRE năm 2023, bất động sản gần các công trình kiến trúc biểu tượng có giá bán trung bình cao hơn 15–20% so với các dự án cùng khu vực nhưng không có yếu tố “view biểu tượng”.

Cầu đi bộ vượt sông Sài Gòn sẽ là biểu tượng mới của TP.HCM – như cầu Chương Dương với Hà Nội hay cầu Rồng tại Đà Nẵng, cầu Helix ở Singapore.

Được thiết kế với cấu trúc vòm treo dây văng, không gian theo hình dáng mô phỏng chiếc lá dừa nước – một biểu tượng gần gũi của vùng đồng bằng Nam bộ, sẽ trở thành biểu tượng mới, một điểm nhấn kiến trúc độc đáo trong lòng TP.HCM.

Cầu có hệ thống chiếu sáng mỹ thuật và mái che bằng vật liệu ETFE, khi hoàn thành, cầu đi bộ vượt sông Sài Gòn sẽ mang đến một trục cảnh quan mới, kết nối công viên Bến Bạch Đằng, khu đô thị Thủ Thiêm và phố đi bộ Nguyễn Huệ,  là cơ hội để tạo ra một không gian công cộng, là nơi vừa là nơi thư giãn cho người dân, vừa là điểm thu hút khách du lịch đến tham quan và trải nghiệm.

  • Nâng cao tính thẩm mỹ, giá trị hình ảnh của khu đô thị Thủ Thiêm
  • Biến bất động sản quanh cầu thành sản phẩm có yếu tố “thương hiệu”
  • Thúc đẩy dòng du khách đến chiêm ngưỡng, check-in, tạo dòng người liên tục

Từ trên cầu, du khách có thể chiêm ngưỡng toàn cảnh TP.HCM, tận hưởng vẻ đẹp của sông Sài Gòn và các công trình kiến trúc nổi bật. Đây là một yếu tố quan trọng trong việc phát triển du lịch và tăng giá trị bất động sản tại Thủ Thiêm.

Theo ước tính của Tổng cục Du lịch Việt Nam, việc hoàn thiện các công trình kiến trúc đặc sắc như cầu đi bộ vượt sông Sài Gòn sẽ thúc đẩy lượng khách du lịch đến TP.HCM, gia tăng sự thu hút đối với các du khách trong và ngoài nước.

Mô hình cầu đi bộ vượt Sông Sài Gòn
Mô hình cầu đi bộ vượt Sông Sài Gòn

5.  Gia tăng giá trị du lịch – Dịch vụ thương mại quanh khu cầu đi bộ vượt sông Sài Gòn 

Ngoài việc phục vụ nhu cầu đi lại cho người dân và du khách, Cầu đi bộ vượt sông Sài Gòn cũng đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển ngành du lịch của TP.HCM. 

Với thiết kế hiện đại và không gian đặc sắc, ấn tượng, vị trí đắc địa, cây cầu này sẽ là điểm thu hút du khách, đặc biệt là những người yêu thích các chuyến tham quan trên sông và khám phá các công trình kiến trúc độc đáo.

Dự báo từ Tổng cục Du lịch Việt Nam (báo cáo 2024): “Việc phát triển không gian công cộng đi bộ kết nối giữa trung tâm TP.HCM và Thủ Thiêm sẽ tạo điều kiện cho các hoạt động lễ hội, nghệ thuật ngoài trời, từ đó gia tăng lượng khách du lịch nội địa và quốc tế.”

Tương tự phố đi bộ Nguyễn Huệ, khi được kết nối thông suốt qua Thủ Thiêm bằng cầu đi bộ, tuyến du lịch – giải trí này sẽ:

  • Tạo trục văn hóa – du lịch mới kéo dài từ Nhà hát TP – Nguyễn Huệ – Bến Bạch Đằng – Thủ Thiêm
  • Thúc đẩy các hoạt động: lễ hội sông nước, chợ đêm ven sông, sự kiện ngoài trời, biểu diễn ánh sáng,…Mở rộng thị trường cho các nhà đầu tư dịch vụ F&B, tổ chức sự kiện, nghệ thuật 
  • Tăng nhu cầu với khách sạn, nhà hàng, shophouse, văn phòng ven sông tại Thủ Thiêm 
  • Tăng giá thuê thương mại tại các tòa nhà xung quanh
Tăng trưởng du lịch nhờ vẻ đẹp và vị trí đắc địa của cây cầu
Tăng trưởng du lịch nhờ vẻ đẹp và vị trí đắc địa của cây cầu

6. Thủ Thiêm – Trung tâm tài chính mới của TP.HCM

Theo Quy hoạch tổng thể TP.HCM đến năm 2045: “Thủ Thiêm được định hướng trở thành trung tâm tài chính quốc tế, là khu đô thị mới sáng tạo với hạ tầng hiện đại, thông minh, kết nối vùng mạnh mẽ.”

Từ một vùng đất quy hoạch dài hạn, Thủ Thiêm đang từng bước trở thành trung tâm kinh tế mới của TP.HCM,  trở thành tọa độ chiến lược cho nhà đầu tư nước ngoài tìm văn phòng hạng A, Trung tâm tài chính quốc tế trong tương lai theo quy hoạch TP.HCM đến 2045 và là khu vực có tốc độ tăng trưởng BĐS nhanh nhất TP theo ghi nhận của CBRE, Savills

Các yếu tố hạ tầng đã và đang triển khai tại Thủ Thiêm:

  • 4 cây cầu kết nối các hướng Quận 1 – 4 – 7 – Bình Thạnh
  • Quảng trường trung tâm – lớn nhất Việt Nam (20ha)
  • Nhà hát giao hưởng, tuyến metro số 2, cầu Thủ Thiêm 3, 4 (2026–2030)

Những yếu tố này tạo nên sức hút mạnh mẽ cho nhà đầu tư trong và ngoài nước, với các dòng vốn đổ về từ Singapore, Hàn Quốc, Nhật Bản (Keppel Land, Lotte, GS, Mitsubishi Estate…)

7. Biểu tượng của quá khứ và tương lai

Thủ Thiêm, một khu đô thị mới đầy tiềm năng, đang trên đà trở thành một trung tâm tài chính và thương mại, trong khi khu trung tâm TP.HCM vẫn giữ vai trò là trái tim của nền kinh tế và văn hóa thành phố.

Với sự kết hợp giữa kiến trúc hiện đại, giá trị văn hóa lâu dài và khả năng thúc đẩy du lịch, cầu đi bộ vượt sông Sài Gòn sẽ trở thành một công trình tiêu biểu trong quá trình đô thị hóa của TP.HCM, thu hút du khách và nhà đầu tư từ khắp nơi trên thế giới. Cầu đi bộ này sẽ góp phần nâng cao chất lượng sống, tạo dựng một không gian sống đẳng cấp, và là một biểu tượng mạnh mẽ của thành phố trong thế kỷ 21.

Biểu tượng của quá khứ và tương lai
Biểu tượng của quá khứ và tương lai

Trong bối cảnh hệ thống hạ tầng tại Thủ Thiêm đang dần hoàn thiện và được quy hoạch đồng bộ, cầu đi bộ chính là mảnh ghép cuối cùng để nâng tầm giá trị khu đô thị này, cả về mặt sinh lời lẫn hình ảnh. 

Chính vì vậy, thời điểm trước khi cây cầu được đưa vào sử dụng sẽ là cơ hội vàng cho những nhà đầu tư có tầm nhìn chiến lược. Xuống tiền hôm nay là đón đầu đợt tăng giá tất yếu trong tương lai gần, khi giá trị bất động sản tại đây được cộng hưởng từ yếu tố kiến trúc, du lịch và sự kết nối trực tiếp với trung tâm tài chính của TP.HCM. 

Với tầm nhìn dài hạn, đầu tư vào bất động sản Thủ Thiêm lúc này không chỉ là đón đầu làn sóng tăng giá, mà còn là đặt nền móng cho một vị trí vững chắc giữa trái tim của thành phố mang tên Bác trong tương lai.

Thông tin liên hệ Tường Phát LAND:

Hotline: 0909.61.45.69

Website: https://tuongphatland.com/ 

Fanpage: https://www.facebook.com/tuongphatland 

Youtube: https://www.youtube.com/@tuongphatland