Câu hỏi sáp nhập tỉnh thành có phải làm lại sổ hồng đang xuất hiện ngày càng nhiều trên các diễn đàn pháp lý và bất động sản. Nhằm giúp bạn gỡ bỏ được khúc mắc này, Tường Phát Land đã tổng hợp những thông tin liên quan trong bài viết dưới đây. Hãy cùng Tường Phát Land tìm hiểu sáp nhập tỉnh thành có phải làm lại sổ hồng không ngay sau đây!

1. Khi sáp nhập tỉnh thành có phải làm lại sổ hồng không?

Giải đáp sáp nhập tỉnh thành có phải làm lại sổ hồng
Giải đáp sáp nhập tỉnh thành có phải làm lại sổ hồng

Trong khoảng thời gian vừa qua, việc các tỉnh thành sáp nhập lại với nhau đã nhận về nhiều lượt quan tâm. Theo đó, bản đồ Việt Nam mới nhất do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành sẽ có tổng cộng 34 tỉnh thành, bao gồm 6 thành phố trực thuộc trung ương và 28 tỉnh. Trước công bố mang tính thay đổi chiến lược này, nhiều người đã đặt ra câu hỏi sáp nhập tỉnh thành có phải làm lại sổ hồng không và câu trả lời là không bắt buộc. 

Dù sau khi sáp nhập, tên gọi của các phường, xã có nhiều thay đổi nhưng sổ hồng/ sổ đỏ đã được cấp trước đó vẫn còn nguyên giá trị pháp lý và có thể tiếp tục sử dụng bình thường. Trong trường hợp bạn có nhu cầu giải quyết các thủ tục hành chính như tách thửa, chuyển nhượng hoặc xin giấy phép xây dựng thì mới cần cập nhật lại thông tin địa chỉ trên sổ hồng.

Trích dẫn nguyên văn Điều 10 Nghị quyết 190/2025/QH15 như sau:

  • 1. Văn bản, giấy tờ đã được cơ quan, chức danh có thẩm quyền ban hành, cấp trước khi sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước mà chưa hết hiệu lực hoặc chưa hết thời hạn sử dụng thì tiếp tục được áp dụng, sử dụng theo quy định của pháp luật cho đến khi hết thời hạn hoặc được sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ, hủy bỏ, thu hồi bởi cơ quan, chức danh tiếp nhận chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn hoặc cơ quan, người có thẩm quyền.
  • 2. Không được yêu cầu tổ chức, cá nhân làm thủ tục cấp đổi giấy tờ đã được cơ quan, chức danh có thẩm quyền cấp trước khi thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước khi các giấy tờ này chưa hết thời hạn sử dụng, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Bổ sung thêm, ThS Ngô Gia Hoàng (Giảng viên Trường ĐH Luật Thành phố Hồ Chí Minh) cũng cho biết rằng người dân băn khoăn sáp nhập tỉnh thành có phải làm lại sổ hồng là vấn đề bình thường. Dù vậy, vì quyền sử dụng đất không có gì thay đổi nên việc cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là điều chưa cần thiết. 

Nếu bạn có nhu cầu cập nhật địa chỉ mới để có thể chủ động hơn trong các thủ tục đất đai trong tương lai, cơ quan chức năng có thể ghi nhận thay đổi ngay trên trang bổ sung của sổ hồng. Khi sổ hồng của bạn đã không còn chỗ để ghi bổ sung, bạn sẽ được cấp sổ mới để thay đổi thông tin sau khi sáp nhập tỉnh thành.

ThS Ngô Gia Hoàng cũng nhấn mạnh rằng: “Để tránh gây quá tải cho hệ thống và đảm bảo sự hiệu quả trong giải quyết thủ tục hành chính, người dân nếu chưa có nhu cầu thực hiện các thủ tục hành chính về đất đai thì không cần thiết phải ồ ạt đi đăng ký”. Điều này sẽ gây ra nhiều phiền toái và lãng phí thời gian của bạn.

2. Hướng dẫn người dân kiểm tra và cập nhật thông tin sổ hồng sau sáp nhập

Bạn cũng cần nắm rõ thủ tục để chủ động hơn
Bạn cũng cần nắm rõ thủ tục để chủ động hơn

Như vậy, sáp nhập tỉnh thành có phải làm lại sổ hồng không còn phụ thuộc vào việc người dân có nhu cầu giao dịch hay không. Tuy nhiên, bạn cũng cần nắm rõ thủ tục để chủ động hơn trong mọi tình huống:

  • Bước 1: Tra cứu thông tin phường xã mới tại Cổng thông tin điện tử của UBND TP.HCM hoặc các văn bản hướng dẫn đi kèm Nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính. 
  • Bước 2: Liên hệ với Văn phòng đăng ký đất đai quận/huyện để xác nhận thông tin cập nhật.
  • Bước 3: Tiến hành đăng ký cập nhật thông tin.

Xem thêm: TPHCM còn 102 phường xã sau khi sáp nhập

3. Thị trường bất động sản TP.HCM ảnh hưởng như thế nào bởi thông tin sáp nhập?

Cơ hội tái định hình thị trường bất động sản
Cơ hội tái định hình thị trường bất động sản

Bên cạnh sáp nhập tỉnh thành có phải làm lại sổ hồng hay không, việc sáp nhập có ảnh hưởng như thế nào đến các dự án bất động sản cũng là chủ đề được nhiều người tranh luận sôi nổi. Ví dụ như hàng dự án thuộc tập đoàn Novaland đang được gỡ vướng (The Tresor, Sunrise Riverside, The Sun Avenue, Lakeview City,…),những ai có ý định đầu tư vào các căn hộ này cũng thắc mắc sáp nhập tỉnh thành có phải làm lại sổ hồng không?

Đi kèm với sự thay đổi này là cơ hội tái định hình thị trường bất động sản. Quỹ đất có thể được khai thác lại và hình thành các vùng đô thị mới xung quanh TP.HCM. Thời điểm sáp nhập đất khá nhạy cảm nhưng nếu bạn nắm bắt đúng thời cơ và đón đầu thị trường thì sẽ nhanh chóng trở thành nhà đầu tư thành công. 

Mặc dù câu trả lời cho việc sáp nhập tỉnh thành có phải làm lại sổ hồng là “không bắt buộc”, việc nhà đầu tư theo dõi thông báo mới từ UBND quận/huyện hoặc Sở Tài nguyên và Môi trường để cập nhật thông tin liên tục là điều cần thiết. Và trong tương lai, khi chọn đầu tư vào các dự án “chờ sổ”, hãy đánh giá kỹ yếu tố pháp lý, kế hoạch quy hoạch, nghĩa vụ tài chính của nhà đầu tư nhé!

Chúng ta đã xác định được rằng câu trả lời cho thắc mắc sáp nhập tỉnh thành có phải làm lại sổ hồng là không. Như vậy, việc quy hoạch đô thị trong thời gian tới sẽ biến thành phố trở thành “miền đất hứa” cho các nhà đầu tư. 

Không những thế, các tập đoàn bất động sản “cá mập” trong nước cũng sẽ tận dụng cơ hội này để khai phá thị trường. Với lợi thế vốn đầu tư dồi dào, một số đơn vị nước ngoài chắc chắn cũng sẽ xem xét nghiêm túc việc rót vốn vào thị trường bất động sản Việt Nam nói chung hay TP.HCM nói riêng sau khi sáp nhập.

“Miền đất hứa” cho các nhà đầu tư
“Miền đất hứa” cho các nhà đầu tư

Nhà nước đã có hướng dẫn rõ ràng về việc sáp nhập tỉnh thành có phải làm lại sổ hồng để người dân yên tâm sử dụng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cũ. Chúng tôi sẽ tiếp tục cập nhật những thông tin có tác động đến thị trường bất động sản, đặc biệt ở khu vực quận 4 – điểm nóng bất động sản TP.HCM. Cùng chờ đón những bài viết tiếp theo của Tường Phát Land nhé!

Thông tin liên hệ Tường Phát LAND:

Hotline: 0909.61.45.69

Website: https://tuongphatland.com/ 

Fanpage: https://www.facebook.com/tuongphatland 

Youtube: https://www.youtube.com/@tuongphatland