Lễ khởi công cầu đi bộ vượt sông Sài Gòn vừa được tổ chức tại bến Bạch Đằng vào ngày 29/3/2025. Trong bài viết hôm nay, Tường Phát Land sẽ cập nhật thông tin về buổi lễ này để bạn nắm rõ hơn tiến độ, thiết kế của cầu và ý nghĩa của cầu đi bộ với Thành phố Hồ Chí Minh. Hãy cùng theo dõi bài viết để nắm bắt những thông tin quan trọng về công trình nhé!
1. Lễ khởi công cầu đi bộ vượt sông Sài Gòn 29/3/2025
Trong những ngày vừa qua, thông tin về lễ khởi công cầu đi bộ vượt sông Sài Gòn nhận về nhiều sự quan tâm của nhiều anh chị em trong giới bất động sản. Cầu đi bộ qua sông không chỉ hỗ trợ mở mang đường xá mà còn góp phần vào sự phát triển của Thành phố Hồ Chí Minh. Đồng thời, buổi lễ khởi công còn có ý nghĩa hơn khi rơi vào dịp gần với kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam (30/4/2075).
1.1. Tổng quan về lễ khởi công cầu đi bộ vượt sông Sài Gòn

Sáng ngày 29/3 vừa qua, lễ khởi công cầu đi bộ vượt sông Sài Gòn đã được UBND Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức tại bến Bạch Đằng (Quận 1). Công trình cầu đi bộ là một dự án trọng điểm kết nối bến Bạch Đằng với Công viên khu đô thị Thủ Thiêm ở Thủ Đức. Hoạt động tổ chức lễ khởi công cũng là một phần trong không khí chào mừng ngày kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam (30/4/1975 – 30/4/2025).
1.2. Thành phần tham dự lễ khởi công
Lễ khởi công cầu đi bộ vượt sông Sài Gòn hân hạnh được sự có mặt của nhiều lãnh đạo cấp cao có thể kể đến như:
- Ông Nguyễn Văn Nên – Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh
- Bà Nguyễn Thị Thanh – Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội
- Ông Phan Văn Mãi – Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính Quốc hội
- Ông Nguyễn Văn Được – Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh
- Ông Vũ Hải Quân – Ủy viên Trung ương Đảng, Giám đốc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Ngoài ra, các vị lãnh đạo các sở, ngành, doanh nghiệp và nguyên lãnh đạo Đảng và Nhà nước cũng góp mặt tại buổi lễ ngày 29/3.
1.3. Những nội dung nổi bật có trong buổi lễ khởi công cầu đi bộ vượt sông Sài Gòn

Đầu tiên, chúng ta cần phải nhắc đến phát biểu của ông Trần Quang Lâm – Giám đốc Sở Giao thông công chánh Thành phố Hồ Chí Minh. Ông đã nhấn mạnh rằng dự án cầu đi bộ này có ý nghĩa rất quan trọng về giao thông, về thẩm mỹ thành phố và đặc biệt là trong sự kỳ vọng của người dân.
Theo ông chia sẻ, nhằm đảm bảo cho chất lượng của cầu, ông đã tổ chức cuộc thi kiến trúc với sự hỗ trợ của Công ty CP Đầu tư Địa ốc Đại Quang Minh (thuộc Tập đoàn Thaco Trường Hải) để tìm ra ý tưởng phù hợp. Cuối cùng, ban giám khảo đã cân nhắc và lựa chọn phương án của liên danh Chodai – Takashi Niwa và Chodai Kisojiban Việt Nam.
Hình dáng của cầu là hình lá dừa, tượng trưng cho văn hoá của miền Nam Bộ, mang lối thiết kế sang trọng nhưng cũng không kém phần hài hoà, giản dị. Ông Lâm chia sẻ thêm: “Cầu được thiết kế với kết cấu vòm thép không gian lần đầu tiên áp dụng tại Việt Nam, hứa hẹn sẽ trở thành một công trình bộ hành độc đáo trên thế giới”.
Nội dung đáng chú ý thứ 2 của lễ khởi công cầu đi bộ vượt sông Sài Gòn là những lời chia sẻ của ông Bùi Xuân Cường – Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh. Phó Chủ tịch đã bày tỏ sự trân tròn với những đóng góp của các doanh nghiệp, cộng đồng, nhà đầu tư dành cho cầu đi bộ.
Ông cũng kêu gọi các sở, ban, ngành phải tích cực hơn nữa trong việc kết hợp cùng nhà thầu và đơn vị thi công để dự án được đảm bảo tiến độ. “Với mong muốn sớm đưa công trình vào thực tế, chúng tôi đã nỗ lực làm việc cùng các đối tác, cơ quan chức năng để rút ngắn thời gian chuẩn bị mà vẫn đảm bảo chất lượng và an toàn. Nhờ đó, dự án được khởi công sớm hơn một tháng với sự chấp thuận của lãnh đạo thành phố” – ông chia sẻ.
2. Một số thông tin chung về cầu đi bộ vượt sông Sài Gòn

Lễ khởi công cầu đi bộ vượt sông Sài Gòn là sự đánh dấu khởi đầu cho một công trình có quy mô lớn trong thành phố. Cầu có chiều dài tổng là 720m, rộng từ 6 – 11 mm và tĩnh không của cầu là 10m. Cầu đi bộ nối quận 1 và Thủ Đức (khu vực quận 2 cũ), cụ thể là kéo dài từ Bến Bạch Đằng đến Công viên bờ sông Thủ Thiêm. Khẩu độ 187 m của cầu sẽ giúp tàu thuyền di chuyển một cách thuận tiện.
Trong buổi lễ khởi công cầu đi bộ vượt sông Sài Gòn, vốn đầu tư của dự án cũng đã được công bố là khoảng 1.000 tỷ đồng. Con số 1.000 tỷ là một con số cực kỳ ấn tượng, thể hiện quy mô và tầm quan trọng của dự án với giao thông thành phố.
Mức vốn đầu tư được công bố rõ ràng cũng thể hiện được sự minh bạch về các nguồn lực đầu tư cho công trình và sự cam kết của chính quyền địa phương. Đây là dấu hiệu chứng minh cho sự kỳ vọng về tương lai tươi sáng và bền vững của Thành phố Hồ Chí Minh. Chúng ta có quyền tin tưởng rằng sẽ có nhiều công trình lớn khác được dựng xây để phục vụ giao thông và nâng tầm giá trị thẩm mỹ cho thành phố.
Trong quá trình triển khai dự án, liên danh Chodai – Takashi Niwa và Chodai Kisojiban Việt Nam đã có nhiều tính toán về rủi ro và đặt ra các phương án phòng tránh, giải quyết. Từ ngày diễn ra lễ khởi công cầu đi bộ vượt sông Sài Gòn, cầu được dự tính sẽ hoàn thành trong vòng hơn 1 năm tức là vào dịp ngày 30/4/2026.
Xem thêm: Mặt bằng layout căn hộ Tresor Quận 4 Tháng 04/2025
3. Hình ảnh lễ khởi công cầu đi bộ vượt sông Sài Gòn
Sau đây là một số hình ảnh lễ khởi công cầu đi bộ vượt sông Sài Gòn:




Như vậy, lễ khởi công cầu đi bộ vượt sông Sài Gòn đã diễn ra thành công tốt đẹp. Tường Phát Land tin rằng dự án sẽ là một chương mới trong hành trình phát triển của Thành phố Hồ Chí Minh – Đô thị đáng sống bậc nhất Việt Nam. Nếu có bất kỳ cập nhật nào, Tường Phát Land sẽ nhanh chóng thông tin đến bạn đọc. Hãy theo dõi chúng tôi để nhận được những thông tin bất động sản mới nhất!
Thông tin liên hệ Tường Phát LAND:
Hotline: 0909.61.45.69
Website: https://tuongphatland.com/